28 Tháng Chín, 2020
Thời buổi kỹ thuật số bùng nổ với cách mạng công nghiệp 4.0 khiến các doanh nghiệp chạy đua với việc liên tục ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh. Trong đó, mạng xã hội hay các website dần trở thành những thứ môi trường thích hợp và thuận lợi để tiếp cận khách hàng.
Nếu như mạng xã hội bị thống lĩnh bởi một vài cái tên như facebook, instagram, youtube, twitter hay weibo thì thị trường website có vẻ mang tính riêng biệt hơn khi mỗi doanh nghiệp đều thiết kế website cho riêng mình để thể hiện được dấu ấn cá nhân và tính chất ngành. Tuy nhiên, điều này cũng mang đến những hạn chế, đặc biệt là với website như: chi trả nhiều cho chi phí băng thông, tắc nghẽn truy cập, tốn nhiều dung lượng,…
Chính vì những lý do trên mà cụm từ CDN đã không còn xa lạ với người tạo web nói riêng và những người am hiểu về công nghệ thông tin nói chung. Vậy CDN là gì? Nó có lợi ích gì? Và có nên sử dụng nói hay không? những thắc mắc này sẽ được giải đáp tường tận ở bài viết này.
1. CDN là gì?
CDN là chữ viết tắt của Content Delivery Network có nghĩa là “mạng phân phối nội dung”. Nói cách khác nó là một hệ thống máy chủ trên toàn cầu có chức năng sao lưu các nội dung tĩnh bên trong website, sau đó phân tán dữ liệu đó ra nhiều máy chủ khác (được gọi là PoP – Points of Presence) và từ các PoP truyền tới cho người dùng khi họ truy cập vào website. Vậy việc sử dụng CDN khác gì với không sử dụng???
Không sử dụng CDN
Khi người dùng truy cập vào một website và xem một tập tin mà không có CDN, thì người đó đã gửi một yêu cầu thẳng đến máy chủ của website để có thể truy cập tập tin đó.
Không sử dụng CDN
jSử dụng CDN
Khác ở phía trên, khi người dùng truy cập website có sử dụng dịch vụ CDN và xem một tệp tin thì những gì người dùng xem là nội dung được phân phối bởi PoP CDN gần nhất.
Sử dụng CDN
Một vài hình thức CDN:
Pull HTTP/Static: Với việc cung cấp tên miền khi sử dụng dịch vụ CDN( có thể sử dụng IP) thì PoP CDN sẽ tự động truy cập vào website của bạn và thực hiện sao lưu các nội dung tĩnh của web( như hình ảnh, tập tin CSS, Javascript, flash, video…) Sau đó, bạn có thể truy cập một tập tin nào đó trên website với đường dẫn CDN mà họ cung cấp hoặc sử dụng một tên miền riêng cho CDN.
POST/PUSH/PUT/Storage CDN…: Đặc điểm chung của các hình thức này là bạn sẽ phải tải lên máy chủ nhà cung cấp các nội dung cần phân phối qua một số phương thức như FTP, HTTp,….Ưu điểm của hình thức này là nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được không gian của máy chủ của bạn.
Streaming CDN: Khác với các kiểu CDN ở trên chỉ hỗ trợ tập tin video mà không hỗ trợ phát live trực tiếp video (streaming), thì phương thức này sẽ giúp CDN phân phối nội dung streaming từ máy chủ và sau đó nó phân phối lại cho người dùng xem để tiết kiệm băng thông từ máy chủ streaming gốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tải thẳng nội dung streaming lên máy chủ CDN tương tự Push CDN.
2. Ưu điểm của việc sử dụng CDN
3. Khi nào nên sử dụng CDN cho website
Quả thật CDN có rất nhiều lợi ích khi sử dụng tuy nhiên, không phải website nào cũng cần thiết để sử dụng, mà dịch vụ CDN chỉ thật sự có ích khi:
Trong nhiều trường hợp việc bạn sử dụng CDN không những nó không giúp website nhanh hơn mà còn chậm hơn.
Ví dụ: công ty bạn đặt máy chủ tại Việt Nam và bạn sử dụng CDN nhưng nếu CDN đó không có PoP tại Việt Nam thì website bạn sẽ chậm hơn vì lúc đó người dùng của bạn sẽ truy cập ở các PoP khác xa hơn so với máy chủ gốc hiện tại nên thành ra chậm hơn.
Những lưu ý khi chọn dịch vụ CDN:
4. Gợi ý các dịch vụ CDN
Tài nguyên CDN miễn phí
Công ty cung cấp dịch vụ CDN
Với thị trường rộng mở thì không khó để tìm được các công ty cung cấp dịch vụ thiết kế web. Tuy nhiên, việc chọn công ty nào để có thể cung cấp CDN một cách uy tín thì mới khó. Vậy nên nếu bạn đang có nhu cầu tìm một nơi tin cậy về dịch vụ CDN thì bạn có thể tham khảo qua dịch vụ của chúng tôi.